[KN9] CÁC LOẠI CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ THEO PHONG THỦY
Nhà phố với đặc thù là những ngôi nhà san sát, chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu sự thông thoáng tự nhiên…. Việc bố trí các khoảng giếng trời bên trong kết hợp với cây xanh là một bài toán mà các kiến trúc sư, nhà thiết kế phải lưu tâm và giải quyết thật triệt để. Công ty xây dựng An Lĩnh xin giới thiệu các loại cây cảnh trồng trong nhà hoặc ngoài nhà thông dụng nhằm giúp mọi người có một không gian sống trong lành, thư giãn và gần gũi với thiên nhiên hơn.
CÁC LOẠI CÂY CẢNH TRỒNG TRONG NHÀ VÀ NGOÀI NHÀ ĐẸP
Cúc Tần Ấn Độ (Vernonia Elliptica):
Dây cúc tần ấn độ là loài cây mọc khỏe, dễ trồng và dễ chăm sóc. Dây cúc tần ấn độ mọc nhanh và ít rụng lá. Cây cúc tần ấn độ chịu nắng, chịu hạn và chịu nước tốt. Cây rất ưa khí hậu vào mùa mưa, càng mưa nhiều cây càng phát triển tốt. Dây cúc tần ấn độ có thể nhân giống bằng giâm cành, cây mọc nhanh và thích nghi trong môi trường mới.

Cúc tần ấn độ (Ảnh sưu tầm)
Điểm mạnh là loài dây leo này khi rủ xuống sẽ tạo thành một tấm rèm xanh giúp tăng độ thẩm mỹ cho ngôi nhà và giúp chống nắng, chống nóng rất tốt cho các ngôi nhà mặt tiền hướng Tây.
Cây Sứ Trắng (Apocynaceae):

Cây sứ trắng (Ảnh sưu tầm)
Cây hoa sứ trắng thuộc loại cây gỗ trung bình có thân mập và khẳng khiu với các nhánh dài tỏa rộng và hơi xù xì, thân cây sứ trắng có xám trắng và có độ cao trung bình từ 2-3m. Tán lá của cây sứ trắng khá rộng với những lớp lá khin khít nhau. Hoa cây sứ trắng thường có màu trắng và ở giữa màu vàng đậm thường có 5 cánh và hương thơm hơi nồng.
Nhờ có hoa đẹp cùng với hương thơm tỏa ra rất nồng nên được trồng khá phổ biến ở nhiều nơi để làm cảnh cũng như lấy hương thơm từ nó.
Thân cây sứ đại khá dễ uốn nắn nên cũng thường được dùng trong nghệ thuật bon sai dùng trong trang trí nhà cửa mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà.
Cây Phát Tài Núi (Dracaena Draco):
Là cây thân gỗ cao 1-5m, phân cành nhiều từ gốc, có rễ phụ mọc từ thân. Lá nhiều tập trung ở đỉnh, dạng thuôn nhọn, dài 15-20cm, rộng 5-8cm đầu thuôn dài uốn cong, gốc có bẹ ôm thân. Phiến lá màu xanh lục đậm bóng.

Cây phát tài núi (Ảnh sưu tầm)
Cây có dáng cụm lá bên trên đẹp, thân và hình dạng uyển chuyển, không rậm rạp, phân cành mang dáng vẻ uốn lượn tự nhiên nên thường được trồng phối hợp với các tiểu cảnh đồi núi, tôn lên vẻ đẹp núi đồi nhân tạo, ngoài ra có thể trồng cây kết hợp với các tiểu cảnh khô trên ban công, trước nhà, bên hiên nhà, sân thượng cũng rất hợp lý.
Ngoài ra đây cũng là một loại cây cảnh trồng trong nhà rất được ưa chuộng và thường trồng trong chậu sứ đẹp, đặt trong phòng, trang trí ngôi nhà ở, văn phòng làm việc cũng khá đẹp mắt.
Cây Chuối Mỏ Két (Heliconia Psittacorum):

Cây chuối mỏ két (Ảnh sưu tầm)
Cây Chuối Mỏ Két có nguồn gốc từ Trung Mỹ, các đảo Caribbean, Nam Mỹ và một số các đảo Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, do cây Chuối Mỏ Két có tốc độ sinh trưởng dễ, hình dáng kỳ lạ và rực rỡ nên chúng được ưa chuộng ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây chuối mỏ két ngày càng được trồng phổ biến làm cảnh quan.
Cây Chuối Mỏ Két mọc khỏe, hoa có màu sắc tươi, lâu tàn nên trồng ở các bồn hoa, ven đường, dọc lối đi trong thiết kế vườn cảnh, thích hợp trồng làm cây trang trí nội thất. Hoa đẹp, nở bền gần như quanh năm, trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay dọc lối đi xen hồ rất thẩm mỹ.
CÁC LOẠI CÂY TRỒNG THANH LỌC KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ
Cây Lan Ý (Spathiphyllum Wallisii):
Lan ý là cây thân thảo, mọc thành bụi sát cạnh nhau, có nguồn gốc từ các nước vùng Trung Mỹ, cây hiện đang được trồng rộng rãi làm cây cảnh ở nước ta.

Cây lan ý (Ảnh sưu tầm)
Cây cao 40-60 cm, lá nhọn lớn, hình là bầu dục xanh quanh năm, cụm hoa có 1 mo màu trắng, dày, cánh thẳng đứng, độ bền tới vài tháng.
Lan ý có khả năng hấp thu và lọc được rất nhiều độc tố có hại cho sức khỏe con người do các máy móc, thiết bị điện tử thải ra.
Cây Trầu Bà (Epipremnum Aureum):
Cây trầu bà là loài cây thân cỏ, xanh quanh năm, có tuổi thọ cao. Cây cỡ lớn thường được trồng thành cây tổ, đặt ở sảnh, thư phòng hoặc phòng ngủ là những nơi có không gian tương đối rộng. Cây trầu bà là một trong những loại thân dây leo, trông mềm mại và uyển chuyển. Chậu cây trầu bà có kích thước 25- 40 cm, thích hợp trang trí bàn làm việc, bàn khách, kệ tủ, tủ tài liệu, kệ sách,.. ưa khí hậu ẩm nóng, chịu được bóng. Nếu được tưới nước đều đặn, trầu bà sẽ sinh trưởng dày đặc.

Cây trầu bà (Ảnh sưu tầm)
Tác dụng lọc khí: Có khả năng hút các loại chất độc, khí độc thải ra như từ khói thuốc, xăng xe, bức xạ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, các khí benzen. Đây là một trong các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà được dùng phổ biến nhất
Trong phong thủy, cây trầu bà mang đến nhiều tài lộc, thịnh vượng, may mắn cho gia chủ, giúp cuộc sống gia đình tránh được nhiều vận xui, điều thị phi trong cuộc sống.
Một bụi trầu bà giúp cho không khí trở nên sạch sẽ hơn và giúp cho tinh thần gia chủ trở nên thư thái hơn.
CÂY PHONG THỦY TRỒNG TRONG NHÀ
Cây Lưỡi Hổ (Sansevieria Trifasciat):

Cây lưỡi hổ (Ảnh sưu tầm)
Trong các loại cây trồng trong nhà theo phong thủy là cây lưỡi hổ luôn là sự lựa chọn lý tưởng, cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria. Cây lưỡi hổ là loài thực vật không có thân trên mặt đất, mọc thẳng đứng đến 60 cm, có thân rễ. Cây lưỡi hổ là loài cây lâu năm mọng nước với lá thường xanh mọc lên từ thân rễ, có hình giáo, dài 0.3 – 1.75 m và rộng 2.5 – 9 cm, khá dày và có phần thịt (mọng nước).
Theo quan niệm Phương Đông, Trung Quốc, Nhật Bản, cây lưỡi hổ là loài cây phong thủy cây tượng trưng cho sức mạnh của loài hổ dữ có tác dụng xua đuổi ma quỷ và chống lại sự bỏ bùa. Lá lưỡi hổ mọc thẳng đứng từ gốc tượng trưng cho sức mạnh cá nhân.
Cây Lưỡi Hổ sử dụng axit crassulacean quá trình trao đổi chất, hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Đây là loài cây phù hợp nên trồng trong quá trình thiết kế phòng ngủ, giúp tăng cường lượng oxy vào ban đêm. Theo công bố về những loại cây lọc không khí của NaSa thì cây lưỡi hổ là cây thuộc tóp đầu có khả năng làm sạch không khí.
Cây phát tài

Cây phát tài (Ảnh sưu tầm)
Hay còn được gọi với cái tên khác là cây thiết mộc lan. Cây cho hoa vào cuối thu và có mùi thơm mát. Cây phát tài mang đến tài lộc, may mắn và là biểu tượng của thành công. Sắc xanh vàng của lá cùng sức sống bền bỉ của cây sẽ đem lại sinh khí cho căn phòng của bạn.
Cây kim tiền

Cây kim tiền (Ảnh sưu tầm)
Cây kim tiền trồng trong nhà sẽ mang ý nghĩa đem đến tài lộc, thịnh vượng, giàu sang, sức khỏe cho gia chủ.Đặc biệt khi kim tiền nở hoa gia chủ càng đắc lộc.
Cây phú quý

Cây phú quý (Ảnh sưu tầm)
Đây là cây có ý nghĩa trong phong thủy đem đến giàu sang, thịnh vượng, sức khỏe, vượng khí cho chủ nhân. Đặc biệt, gia chủ nên trồng cây phú quý ở phòng khách.
Cây vạn niên thanh

Cây vạn niên thanh (Ảnh sưu tầm)
Trong phong thủy, khi trồng vạn niên thanh trong nhà sẽ mang đến niềm vui, tài lộc, kích hoạt sao tứ lục về thi cử và hóa giải sát khí rất tốt.
Cây ngọc bích

Cây ngọc bích (Ảnh sưu tầm)
Hay còn gọi là cây hoàng kim ngọc diệp, lá ngọc cành vàng có những chiếc lá màu xanh ngọc bích, hình tròn xoe như đồng xu, rìa lá vàng , mọng nước mang ý nghĩa phong thủy rất lớn.
Cây ngọc bích tượng trưng cho tiền bạc, hoa nở là biểu tượng của phú quý, giàu sang. Theo ngũ hành, lá ngọc cành vàng thuộc hành Kim rất phù hợp với hướng Tây hoặc Tây Bắc. Cây ngọc bích còn có tác dụng chiêu tài nên rất phù hợp khi trưng ở chỗ máy đềm tiền hoặc quầy thu ngân, trước cửa hàng, lối ra vào để kích hoạt năng lượng tài lộc.
Cây kim ngân

Cây kim ngân (Ảnh sưu tầm)
Đây là cây có ý nghĩa may mắn, giàu có, tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ. Cây có nhiều hình dáng, kích thước bởi thân mềm dễ uốn, dễ tạo hình nên rất dễ trưng bày từ bàn làm việc đến chậu to ở đại sảnh. Gỗ kim ngân vừa đẹp vừa thơm, mịn nên được dùng để in tiền tại Mỹ và Anh nên kim ngân còn có tên là Money tree.
Cây phất dụ
Hay còn gọi là cây tài lộc có ý nghĩa phong thủy lớn, được người ta mua theo cành. Ví như mong muốn tình duyên toàn vẹn người ta trồng 2 cành, hạnh phúc 3 cành, sức khỏe 5 cành, 8 cành là tài lộc, thời vận 9 cành.

Cây phất dụ (Ảnh sưu tầm)
Phất dụ còn được tạo hình rất đẹp mắt từ bình hoa, chiếc thuyền, tiểu cảnh… nên bạn rất dễ trưng ở bất kỳ không gian nào từ chật hẹp đến rộng rãi.
Cây bạch mã hoàng tử

Cây bạch mã hòng tử (Ảnh sưu tầm)
Cũng là loại cây nên trồng trong nhà để đem lại tài lộc. Cây bạch mã hoàng tử hợp với những người mệnh Hỏa hoặc mệnh Mộc.
Cây cau tiểu trâm

Cũng là loại cây chuyên gia phong thủy khuyên nên trồng trong nhà bởi cây này được đánh giá rất cao, nó có tác dụng án ngữ, trừ tà khí, khai thông vượng khí, loại bỏ khí xấu mang đến điềm lành, tài lộc và may mắn cho gia chủ.
(Theo vietnamnet.vn)
NHỮNG LOẠI CÂY KHÔNG NÊN TRỒNG TRONG NHÀ
Cây xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng, phát triển, nhiều người trồng cây với mong muốn thu hút tài lộc vào nhà, giúp nhà đầy sinh khí.
Tuy nhiên, nếu vô tình chọn không đúng loại cây, phạm vào kiêng kỵ sẽ làm giảm may mắn cho gia chủ.
Mỗi loại cây có đời sống riêng, trong khoa học phong thủy, tên và từng loại cây sẽ có vị trí phù hợp khác nhau, có cây ở vị trí này thì tốt, nhưng trồng ở chỗ khác thì kiêng, thậm chí cách trồng cây cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến phong thủy chung của toàn bộ căn nhà. Vì thế, trước khi làm vườn, hay mang cây cảnh vào trồng trong nhà, gia chủ cần chú ý.
Chẳng hạn, rất nhiều người mê cây xương rồng vì cây có thế và dáng đẹp, độc đáo. Trong khoa học phong thủy, cây xương rồng có tác dụng giải trừ tà ma, âm khí, thường được trồng ở những ngôi nhà vừa xảy ra tang sự hoặc mới bị hỏa hoạn để giải trừ. Tuy nhiên, với các ngôi nhà bình thường, gia đạo yên bình, không nên trồng xương rồng vì dễ gây mất cân bằng về âm dương trong nhà.
Ở các nơi công cộng thường trồng liễu phủ xanh vì cây dễ sống, lại có cành lá rũ xuống, hoa đỏ phất phơ trong gió rất đẹp. Tuy nhiên, không nên trồng cây liễu trong nhà vì có thể gây tán tài, đem đến những điều không may, khiến gia sản có thể trôi qua cửa lúc nào không hay.
Mặt khác, trong dân gian lưu truyền, cây liễu dễ dàng thu hút âm khí đến nhà, nên gây không khí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ nhà. Một phần quan trọng, cây liễu không có hạt nên khiến nhiều người liên tưởng đến vô hậu, không tốt, tránh trồng trong nhà.
Cây dâu tằm tiếng Hán Việt đồng âm với chữ tang, mang điềm xấu, nên dù không duy tâm, rất nhiều người kiêng không nên trồng cây này, đặc biệt tránh trồng cây dâu trước cửa, đây là việc làm đại kỵ. Một cây dễ dẫn dụ tà khí là cây dương cũng không được khuyến khích trồng trong tư dinh.
Cây đa, cây bách đều tượng trưng cho sự trường thọ nhưng ít gia đình dám trồng cây này trong nhà vì từ xưa đến nay cây được chọn trồng ở các khu vực linh thiêng, hoặc nghĩa trang... dễ thu hút âm khí, không tốt cho người sống.
Những gia đình muốn tận dụng khoảng không để trồng cây có thể chọn những loại dễ sống như tre - trúc, tượng trưng cho sự may mắn, no đủ, phát đạt. Cây chanh, cam mang lại tài lộc. Trong chuỗi những cây may mắn còn có táo và lựu, nhất là trồng 2 loại cây này ở hướng nam cả gia đình luôn ngập tràn hạnh phúc và khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về các loại cây trong trong nhà dựa trên vẻ đẹp và phong thủy..v.v.. do GBAC NGHỆ AN sưu tầm tổng hợp và biên soạn, hi vọng có thể giúp quý khách hàng có được nhiều sự lựa chọn khi trồng cây trang trí trong và ngoài ngôi nhà của mình
( Bài viết do GBAC sưu tầm và biên soạn )
==============TẬP ĐOÀN GBAC==============
Công ty CP đầu tư Xây dựng và Kiến trúc GBAC Nghệ An
Trụ sở chính: Số 29 - Hà Huy Tập -TP Vinh - Nghệ An
Xưởng sản xuất: Lô 15 - KCN Nghi Phú - TP.Vinh - Nghệ An
☎ 0774 399 399
✍ gbacnghean@gbac.vn
Công ty Cổ phần Kiến trúc GB
Trụ sở chính: N4D - số 48 Lê Văn Lương - Hà Nội
Xưởng sản xuất: Hữu Bằng - Thạch Thất - Hà Nội
☎ 0886 264 264